Skip to main content

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn giai đoạn 2024 - 2025

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta là một mẫu mực về tinh thần, trách nhiệm, hết lòng, hết sức cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của mình trước dân tộc, nhân dân và trước Đảng trong suốt quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi, đầy cam go, thử thách, Bác Hồ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân. Người đã tự mình đi khắp năm châu, bốn biển, khảo sát, nghiêm cứu, lao động, học tập để tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, mục đích của người là đấu tranh bảo vệ quyền lợi của đất nước và nhân dân ta, người chỉ có một mong muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi, thời cơ lớn nhưng  đan xen nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ. Hơn bao giờ hết, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và chủ trương, quan điểm của Đảng ta về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là rất cần thiết nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.

Trong công việc, mỗi người đều giữ một vị trí, vai trò nhất định ở cơ quan, đơn vị, tổ chức mà mình tham gia và là thành viên; do vậy, phải có trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Trách nhiệm chính là phần việc được giao, là điều phải làm, phải gánh vác hoặc nhận lấy về mình theo cương vị, chức trách. Nó được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy định, quy chế, thỏa thuận, điều lệ của tổ chức, đơn vị mà mình là thành viên.

Bên cạnh trách nhiệm với cơ quan, tổ chức, mỗi người đều là công dân của một quốc gia, dân tộc; do vậy, phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp, xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Đối với người cán bộ, đảng viên, yêu cầu, đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ còn cao hơn nhiều. Cùng với trách nhiệm, nghĩa vụ với tư cách là công dân, người cán bộ, đảng viên còn phải tiên phong, gương mẫu đi đầu về tinh thần, thái độ, trách nhiệm với công việc, trong rèn luyện và thực hành đạo đức, lối sống, nêu gương, cũng như tuân thủ nghiêm Điều lệ Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm,…

Nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của mình trước dân tộc, nhân dân và trước Đảng, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi, đầy cam go, thử thách, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đã tự mình đi khắp năm châu, bốn biển khảo sát, nghiên cứu, lao động, học tập để tìm đường cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Mục đích của Người là tranh đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và vì hạnh phúc của nhân dân. Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Và cũng chính bởi mục đích, ham muốn tột bậc này, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, có lúc bị hiểu lầm hoặc phải “ẩn nấp nơi núi non, ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo”.

Tấm gương, tinh thần làm việc trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Đó là nói gắn liền với làm, không nói nhiều làm ít, nói mà không làm, làm không như nói. Đây là một đặc điểm nổi bật trong phẩm chất con người Hồ Chí Minh. Quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên nhìn thấy ở Người phẩm chất, phong cách của một lãnh tụ hành động, một tấm gương có sức cảm hóa, thuyết phục đối với tất cả mọi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm đúng như những gì Người nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và chính Người đã trở thành một tấm gương sống mẫu mực, sáng ngời về đạo đức, nhân cách, tài năng, kết tinh những giá trị, phẩm chất tốt đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm giá, lương tâm, trí tuệ của con người Việt Nam.

Một trong những nội dung quan trọng của việc thực hiện cuộc vận động  là công tác tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và quá trình các cá nhân học tập làm theo tấm gương của Bác bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua các cuộc hội nghị, hoạt động của tổ chức đoàn thể như công đoàn, tổ chức các buổi nói chuyện, đặc biệt nội dung tuyên truyền luôc có sự gắn kết giữa tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng: “ cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” phải thực hiện thường xuyên, liên tục và lồng ghép trong những hoạt động hàng ngày.

Để nâng cao hiệu quả quả thực hiện cuộc vận động có ý nghĩa hơn cần:

- Tạo được sự thống nhất đồng thuận cao trong tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên trong chi bộ về ý nghĩa, tầm quan trọng và tác dụng to lớn của cuộc vận động học tập có ý nghĩa quyết định tạo ra sự lôi cuốn toàn thể đảng viên, cán bộ hưởng ứng tham gia.

- Cụ thể hóa các bước thực hiện thành chương trình hành động, chỉ tiêu công tác, lấy kết quả làm tiêu chí đáng giá hiệu quả công tác. Coi trọng và phát huy tính tích cực, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cá nhân, kết hợp kiểm tra thực hiện nhằm đánh giá đúng kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, yếu kém kịp thời phát hiện những cách làm sáng tạo và hiệu quả, gương người tốt, việc tốt để nhân rộng, kịp thời biểu dương khen thưởng, kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp sai phạm thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác trong công tác.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải coi việc tự học tập, rèn luyện là nhiệm vụ tự thân, là chế độ, quy định bắt buộc. Học tập là con đường duy nhất để tiến bộ và phát triển. Học tập phải được coi là nghĩa vụ, là khát vọng, niềm say mê, nguồn vui để làm việc và làm người cán bộ, đảng viên tốt. Không học tập và rèn luyện sẽ bị tụt hậu, đào thải, không đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Do vậy, cần xác định học tập là công việc suốt đời, “còn sống là còn phải học”. Có nhiều cách học: học ở trường lớp, học đồng nghiệp, học trong sách vở, tự học. Nói tóm lại, phải thấm nhuần lời dạy của V.I.Lê-nin được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Học, học nữa, học mãi”!./.

Người viết

     Lâm Thị Thu Lan

Tài liệu đính kèm: